Chủ đề đơn giản tuy nhiên rất cần cho tất cả các bên khi tham gia mua/bán bất động sản tránh những sai lầm khi bút sa gá xối mỡ. Ở đây tôi đang đề cập tới Hợp đồng cọc mua bán bất động sản cá nhân.
Thông thường sẽ chia ra 2 trường hợp phổ biến là có CÔNG CHỨNG CỌC hoặc không.
- Có công chứng: Thường sẽ thực hiện khi số tiền đặt cọc khá lớn, được thực hiện ở văn phòng công chứng, không áp dụng với bất động sản (bds) đang cầm cố tại ngân hàng vì cần giấy chứng nhận quyền sử dụng bds .
- Không công chứng: Thường áp dụng với số tiền đặt cọc nhỏ không đáng kể so với giá trị bds. Đây cũng là trường hợp thường thấy nhất trong mua bán bds bởi tính linh động của nó.
Thậm chí còn diễn ra mà không có bên làm chứng và môi giới. Tuy nhiên chính việc này dẫn tới không ít rủi ro cho cả hai bên, dẫn đến thiệt hại và tranh chấp cũng như tạo điều kiện cho các hình thức lừa đảo ngày một tinh vi hơn.
- Trong hợp đồng cọc, điều đầu tiên phải xác định rõ người nhận cọc có phải là người có quyền quyết định đối với tài sản/bds đó hay không, nếu không phải chính chủ thì phải có giấy uỷ quyền mua bán, trong uỷ quyền phải có đề cập việc được nhận cọc và nhận tiền đặt cọc.
Tất nhiên nội dung Uỷ quyền mua bán càng rõ thì tính pháp lý càng cao. Các trường hợp cha, mẹ, người thân nhận thay ít nhất phải chứng minh được nhân thân. Tuy nhiên đây chỉ là cơ sở niềm tin để xuống cọc không có tính chất pháp lý.
- Tiếp đến là thông tin về bds cũng phải được thể hiện rõ ràng từ diện tích đến giá cả cũng như phương thức thanh toán khi mua bán.
- Phải thể hiện rõ thời gian trên hợp đồng cọc, kể cả thời gian hợp đồng cọc có hiệu lực.
- Các điều khoản khi giao dịch bị đơn phương huỷ (vi phạm hợp đồng) và không thuộc trường hợp bất khả kháng phải thể hiện rõ trách nhiệm của các bên. Kể cả thời hạn bàn giao lại tiền đặt cọc hay tiền phạt, số tiền cụ thể bằng đơn vị vnd.
- Các trường hợp lướt cọc phải được sự đồng ý từ phía bên bán, vì theo như hợp đồng cọc, bên bán chỉ bán cho người mua (thể hiện trong hợp đồng) hạn chế tranh chấp về sau.
- Khi thực hiện giao dịch, không cọc miệng.
- Khi giao dịch ở phòng công chứng, chừng nào nhận đc tiền mới bàn giao văn bản chuyển nhượng.
Lời kết: Trên đây là một số lưu ý từ kinh nghiệm cá nhân. Chia sẽ cho mọi người cùng tham khảo.
Nguồn: Diễn đàn bất động sản Việt Nam.
Thông tin công ty: |
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần số 0312173537 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp lần đầu ngày 06/03/2013 |
Địa chỉ: |
Bcons Tower 1: 176/1-176/3 Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh Bcons Tower 3: 178/31, Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh Bcons Tower 5: 691/4, Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh |
Điện thoại: |
0937.096.018 - 039.2116.281 (Zalo) |
Email: |
vinh@bconshomes.com |
Chính sách: |